Đặt tên doanh nghiệp khi quyết định thành lập doanh nghiệp hiện nay được coi là một nội dung vô cùng quan trọng mà các chủ thể có ý định tiến hành kinh doanh cần phải chú ý. Về bản chất, đây không phải là một vấn đề gây ra những khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, nếu người dân chủ quan khi đặt tên doanh nghiệp mà không tra cứu trước hay không tuân theo những quy tắc mà pháp luật doanh nghiệp quy định thì việc bị trả lại hồ sơ khi đi đăng ký doanh nghiệp là điều tất yếu.
Tình huống: Chào Luật sư, tôi có một số vấn đề mong Luật sư giải đáp. Hiện nay tôi đang có ý định thành lập doanh nghiệp để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên tôi chưa biết nên đặt tên doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Tôi có nghe nói nếu đặt tên không đúng quy định thì có thể bị cơ quan đăng kí doanh nghiệp từ chối tiếp nhận đăng ý. Tôi rất mong Luật sư có thể giải đáp các quy định liên quan tới cách đặt tên doanh nghiệp hiện nay.
Câu hỏi của Anh Hùng – Hà Nội
Cảm ơn Anh đã gửi câu hỏi tới Tuvanphapluat24h. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn cho Anh với những nội dung chính sau:
- Tại sao phải chú ý tới tên doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp?
- Quy định của pháp luật doanh nghiệp về đặt tên cho doanh nghiệp mới thành lập.
Contents
Cơ sở pháp lý xoay quanh vấn đề về đặt tên doanh nghiệp hiện nay:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014.
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
1. Tại sao phải chú ý tới tên doanh nghiệp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Có thể thấy rằng, tên doanh nghiệp hiện nay được coi là một trong những nhân tố đầu tiên để khởi tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Trên thực tế, sau khi được thành lập, trong các giao dịch phát sinh trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết, xác lập các hợp đồng dưới “tên doanh nghiệp” đã được đăng ký. Về mặt chiến lược lâu dài, tên doanh nghiệp sẽ gắn liền với uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng; với đối tác, kết hợp với bí quyết,;hiệu quả kinh doanh, logo doanh nghiệp,…tạo dựng nên một thương hiệu nổi bật cho doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh đó, ngày nay tại Việt Nam tồn tại rất nhiều loại hình; hình thức kinh doanh với đa dạng các chủ thể tham gia. Nhằm đảm bảo uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp không bị các chủ thể khác lợi dụng kiếm lợi một cách bất hợp pháp thì ngay từ bước đầu thành lập doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp đã đặt ra những quy định chặt chẽ về đặt tên doanh nghiệp. Mặt khác, việc quy định cụ thể về các vấn đề xoay quanh đặt tên doanh nghiệp góp phần giúp cho nhà nước quản lý các doanh nghiệp trên cả nước một cách thống nhất.
2. Quy định của pháp luật doanh nghiệp về đặt tên cho doanh nghiệp mới thành lập.
Dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp,tên tiếng Việt của doanh nghiệp hiện nay sẽ bao gồm hai thành tố theo thứ tự như sau:
Thứ nhất: phần loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp trong tên doanh nghiệp sẽ được viết như sau:
- “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
- “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
- “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
Thứ hai: Phần tên riêng. Tên riêng trong tên doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Bên cạnh đó, trong phần tên doanh nghiệp có thể bao gồm hoạt động kinh doanh chính của công ty.
Ví dụ: Công ty cổ phần xây dựng Nguyễn Hùng
Theo đó, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch; hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Trên thực tế, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể từ chối đăng ký tên doanh nghiệp cho các chủ thể trong các trường hợp sau:
Một là, vi phạm điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng; hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc; trừ những doanh nghiệp đã giải thể; hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài cũng sẽ không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Một số trường hợp sau mà tên doanh nghiệp đăng ký sẽ bị coi là trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên; số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- ……………..
Bên cạnh đó, chủ thể đăng ký cũng không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội,…để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan trên.
Ngoài ra, các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng sẽ bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký.
Hai là, đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác.
Mặc dù hiện nay pháp luật doanh nghiệp chưa có sự quy định cụ thể về việc nghiêm cấm doanh nghiệp đặt tên gây xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể khác; tuy nhiên đây cũng được coi là một căn cứ để cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký.
Ví dụ: trùng với tên miền, nhãn hiệu,… của doanh nghiệp khác.
Trên thực tế, việc từ chối đăng ký trong trường hợp này là điều cần thiết nhằm giảm thiểu một cách tối đa những thiệt hại cho chủ thể đăng ký. Tuy nhiên, việc tra cứu tên doanh nghiệp có trùng với đối tượng đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp sẽ không thuộc công tác chuyên môn của cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, các rủi ro phát sinh là khó thể tránh khỏi. Trong trường hợp dù đã được đăng ký tên doanh nghiệp, nhưng nếu sau đó phát hiện tên doanh nghiệp xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác thì doanh nghiệp đăng ký sẽ phải thực hiện thủ tục đổi tiên doanh nghiệp. Điều này được coi là sẽ ảnh hưởng to lớn tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuvanphapluat24h – Tự hào là người đồng hành với quý bạn đọc trên con đường giải quyết những vấn đề pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tuvanphapluat24h. Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: Tuvanphapluat24h.com
Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com
Pingback: Mở đại lý bán lẻ xăng dầu có cần xin giấy phép? - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Thành lập Công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Thủ tục đổi tên doanh nghiệp mới nhất 2020 - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Thủ tục giải thể công ty mới nhất 2020 - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Văn phòng đại diện là gì? - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Làm thế nào để xác định thiệt hại khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Phải làm sao khi nhãn hiệu bị xâm phạm? - Tư vấn pháp luật 24h
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất.
Pingback: Thành lập công ty đấu giá tài sản - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: #1 Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: #1 Thay đổi địa chỉ trụ sở chính như thế nào? - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: 1# Mẫu hợp đồng thuê tài sản mới nhất - Tư vấn pháp luật 24h
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!
Pingback: #1 CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BIẾT - Tư vấn pháp luật 24h
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!