Contents
ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP
Đặt tên doanh nghiệp thành lập mới nghe có vẻ rất đơn giản nhưng đây là một vấn đề không hề dễ dàng. Bởi lẽ để đặt được một cái tên doanh nghiệp dễ nhớ, gây ấn tượng, phù hợp “phong thủy”, tạo sức hút và tạo được thương hiệu trong việc kinh doanh mất rất nhiều thời gian cho chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp đã lựa chọn cho mình một cái tên rất ưng ý song không thể sử dụng được vì bị trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì thế, tuvanphapluat24h xin chia sẻ tới quý bạn đọc các vấn đề liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp có mấy thành tố?
Theo quy định mới nhất tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:
- Loại hình doanh nghiệp: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”; đối với công ty cổ phần được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”; đối với công ty hợp danh được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”; đối với doanh nghiệp tư nhân được viết là “DNTN”, “doanh nghiệp TN”, hoặc “doanh nghiệp tư nhân”.
- Tên riêng: Tên riêng của công ty được viết bằng các chữ cái trong bản chữ cái Tiếng việt, các chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ: Thành lập công ty với loại hình doanh nghiệp là với Công ty cổ phần và tên riêng là LQM thì tên Công ty có thể được đặt là:
- Công ty Cổ phần (Công ty CP) LMQ
- Công ty Cổ phần (Công ty CP) Thương mại LMQ
- Công ty Cổ phần (Công ty CP) Bánh kẹo LMQ
Tên doanh nghiệp sau khi đăng ký gắn ở đâu?
Khi tên doanh nghiệp đã được đăng ký thì tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Cần chú ý điều gì khi đặt tên doanh nghiệp?
Đặc biệt, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chú ý những điều cấm sau để đặt tên doanh nghiệp cho phù hợp. Đó là:
- Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Các trường hợp gây nhầm lẫn khi đặt tên doanh nghiệp
Nếu tên doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị coi là gây nhầm lẫn. Cụ thể:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài có được không?
Theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp được sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên cho công ty của mình. Song, đối với các doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài cần chú ý:
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ví dụ: Tên công ty là: “MINH TUNG INVESTMENT AND DEVELOPMENT COMPANY LIMITED” được dịch từ tên Tiếng việt “CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN MINH TÙNG”
Tên viết tắt của doanh nghiệp?
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên công ty viết bằng tiếng Việt :CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHANG ANH.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: KHANG ANH INTERNATIONAL TRADING LIMITED COMPANY.
Tên công ty viết tắt: KHANG ANH IT CO., LTD
Trên đây là một số lưu ý cho chủ doanh nghiệp khi đặt tên cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng sau bài viết này mọi người có thể đặt cho công ty mình một cái tên vừa đơn giản, vừa dễ nhớ và quan trọng nhất là phù hợp với pháp luật. Tư vấn pháp luật 24h xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H-Trust Bridge Legal CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO BẠN ĐỌC
- Tư vấn đặt tên doanh nghiệp, đặt tên riêng, tên thương mại cho doanh nghiệp
- Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp.
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ, giấy tờ thành lập công ty đầy đủ, đúng chuẩn mẫu theo quy định.
- Tư vấn quy trình đề nghị cấp giấy phép hoạt động, tối đa hóa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
- Trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập, đăng ký hoạt động đối với các loại hình doanh nghiệp.
- Trực tiếp thực hiện thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền.
TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H – TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?
Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh doanh nghiệp.
Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc thực hiện các thủ tục pháp lý về doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về: Đặt tên doanh nghiệpmột cách nhanh chóng nhất.
TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:
– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.
– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách đặt tên doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật?
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội.
- Văn phòng đại diện là gì?
- Thủ tục thông báo mẫu dấu mới nhất
Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: Tuvanphapluat24h.com
Email: trustbridgelegal@gmail.com
Hotline: 092 18 03 000 hoặc 0962639431