Contents
Xác định thiệt hại khi bị xâm phạm nhãn hiệu
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là hành vi gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm. Những thiệt hại đối với nhãn hiệu còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Dựa vào những thiệt hại thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra làm thế nào để xác định thiệt hại để bồi thường? Liệu có phải cứ xác định theo ý chí của bên bị thiệt hại? Hay có cách xác định nào khác? Dưới đây, Tuvanphapluat24h xin gửi tới quý bạn đọc cách xác định thiệt hại thiệt hại khi bị xâm phạm nhãn hiệu như sau:
Căn cứ pháp lý về xác định thiệt hại khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
- Thông tư 01/2007 hướng dẫn nghị định 103/2006/ NĐ-CP về sở hữu công nghiệp
Nguyên tắc xác định thiệt hại:
Thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu là gì?
Là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền nhãn hiệu.
Căn cứ nào để xác định thiệt hại trên thực tế?
Để xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra thiệt hại phải có đủ các căn cứ sau:
- Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại
- Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích vật chất và tinh thần từ nhãn hiệu.
- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.
Mức độ thiệt hại được xác định ra sao?
Mức độ thiệt hại được xác định phù hợp với yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Việc xác định mức độ thiệt hại dựa trên:
- Chứng cứ về thiệt hại do các bên cung cấp, kể cả kết quả trưng cầu giám định và
- Bản kê khai thiệt hại, trong đó làm rõ các căn cứ để xác định và tính toán mức thiệt hại.
Chứng minh thiệt hại trên thực tế:
Tổn thất về tài sản
Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của nhãn hiệu được bảo hộ.
+ Cách xác định:
Giá trị tính được thành tiền của nhãn hiệu được bảo hộ được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
- Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
- Giá trị góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu
- Giá trị nhãn hiệu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp
- Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển nhãn hiệu, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.
Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận
+ Bao gồm những gì?
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê nhãn hiệu
- Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
+ Cách xác định?
Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:
- So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập.
- So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
- So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.
Tổn thất về cơ hội kinh doanh
Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các quyền khai thác, sử dụng nhãn hiệu nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.
+ Bao gồm những gì?
- Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu trong kinh doanh
- Khả năng thực tế cho người khác thuê nhãn hiệu
- Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác
- Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại
+ Bao gồm những gì?
Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.
TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H – TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.
TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?
Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh đăng ký kinh doanh.
Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc xác định thiệt hại khi bị xâm phạm nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.
TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:
– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.
– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách đặt tên doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật?
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội.
Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý xác định thiệt hại khi bị xâm phạm nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: Tuvanphapluat24h.com
Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com
Hotline: 0346048616
Pingback: #1 Đăng ký bảo hộ Logo năm 2021 - Tư vấn pháp luật 24h
Pingback: Thủ tục mua bán nhãn hiệu năm 2021 - Tư vấn pháp luật 24h