Người lao động từ chối đi công tác xa, có bị đuổi việc?

Tôi là nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội và trong hợp đồng lao động của tôi với công ty không có thỏa thuận nào về việc đi công tác xa trong tương lai. Tuy nhiên, công ty đang dự định cử tôi đi công tác ở Sơn La trong thời gian sắp tới. Vậy nếu tôi từ chối đi công tác, liệu có nguy cơ bị sa thải không?

1. Người lao động có được từ chối công tác xa không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định một trong những nghĩa vụ của người lao động như sau:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động – Bộ luật Lao động 2019…2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Theo quy định trên, người lao động sẽ không được phép từ chối yêu cầu đi công tác xa của người sử dụng lao động trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận về việc người lao động sẽ đi công tác xa theo phân công, điều hành của người sử dụng lao động.

Còn trong trường hợp hợp đồng lao động không có thỏa thuận về việc người lao động sẽ đi công tác xa theo phân công, điều hành của người sử dụng lao động thì người lao động có quyền được từ chối yêu cầu đi công tác xa này.

Mặt khác, căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động đi công tác xa trong các trường hợp sau:

– Người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

– Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Cho nên, dù hợp đồng lao động có thỏa thuận về việc người lao động sẽ đi công tác xa theo phân công, điều hành của người sử dụng lao động nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì người lao động cũng có quyền từ chối việc đi công tác xa do người sử dụng lao động yêu cầu.

2. NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ TRUST BRIDGE LEGAL CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO BẠN ĐỌC

  • Tư vấn thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
  • Soạn thảo hồ sơ, đơn từ các vấn đề liên quan đến vốn của công ty TNHH
  • Thay mặt khách hàng xử lý, giải quyết các vấn đề liên qua về chuyển nhượng, tăng, giảm vốn điều lệ công ty

TRUST BRIDGE LEGAL –  TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

Giải thể công ty

3. TẠI SAO NÊN CHỌN TRUST BRIDGE LEGAL ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?

TRUST BRIDGE LEGALcó đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. TRUST BRIDGE LEGAL chuyên hỗ trợ bạn đọc Cách xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách nhanh chóng nhất.

3.1 TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUST BRIDGE LEGAL:

– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.

– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.

Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về chuyển nhượng, tăng giảm vốn điều lệ của công ty, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Website: Tuvanphapluat24h.com

Email: trustbridgelegal@gmail.com

Hotline092 18 03 000 hoặc 0962639431

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *