Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới nhất hiện nay

Contents

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

       Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh đặc biệt, có tính đặc thù của hệ thống tổ chức kinh doanh ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với các loại hình kinh doanh khác, hộ kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh trên thực tế vì thế là rất lớn. Dưới đây, Trust Bridge Legal xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới nhất hiện nay.

Căn cứ pháp lý về đăng ký hộ kinh doanh:

  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 250/2016/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

1. Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm là các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

    + Tư cách chủ thể : Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân.

Hộ kinh doanh do một cá nhân (là công dân Việt Nam), một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì cá nhân chủ hộ kinh doanh có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định và nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia các hoạt động kinh doanh.

Thuận lợi: Dễ thành lập và vay vốn, quy mô gọn nhẹ phù hợp với cá nhân kinh doanh; quyết định các vấn đề kinh doanh nhanh gọn, dễ thay đổi ngành nghề; chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ và không phải kê khai thuế hàng tháng.

   + Quy mô, số lượng lao động và địa điểm kinh doanh.

Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ, sử dụng không quá 10 lao động . Quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật được đánh giá bởi 2 tiêu chí là tài sản và số lượng lao động sử dụng . Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa chỉ duy nhất trong phạm vi toàn quốc, tức là phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Trường hợp buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý kinh doanh.

+ Tín chất chịu trách nhiệm vô hạn:

Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì, hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ sở hữu nên về nguyên tắc chủ hộ kinh doanh phải có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh hay nói cách khác là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả các tài sản không đưa vào kinh doanh. Do đó, nếu phải thực hiện nghĩa vụ nợ, cá nhân hay nhóm các  nhân hoặc hộ gia đình sẽ phải dùng toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ này và trong trường hợp này nếu chủ nợ yêu cầu cá nhân và các thành viên tham gia phải chịu trách nhiệm là đúng với quy định của pháp luật.

2. Ngành nghề và tên gọi của hộ kinh doanh có gì đặc biệt ?

   Thứ nhất: Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

   Thứ hai: Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp các quy định sau:

  • Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

– Loại hình “Hộ kinh doanh”;

– Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

3. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm giấy tờ gì? 

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ Chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình

–  Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;

– Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)

– Trường hợp ủy quyền, phải có thêm:

  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền;
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhận thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực;

4. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

4.1. Đăng ký trực tiếp thành lập hộ kinh doanh

   Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính UBND cấp Quận/ Huyện.

   Bước 2: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính kiểm tra hồ sơ: 

  • Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Viết phiếu nhận và trả công dân phiếu nhận. Công dân nhận phiếu và nhận kết quả theo thời gian ghi trong phiếu nhận.
  • Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện: Viết phiếu hướng dẫn gửi công dân. Công dân nhận phiếu hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

   Bước 3: Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết hồ sơ hành chính chuyển giao hồ sơ cho Phòng chuyên môn thụ lý giải quyết. 

   Bước 4: Phòng chuyên môn thụ lý, tham mưu giải quyết hồ sơ (nếu hồ sơ đủ điều kiện); Trường hợp không đủ điều kiện hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ thì có văn bản trả lời chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính để trả cho công dân. 

   Bước 5: Công dân nhận kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính UBND cấp Quận/ Huyện. 

4.2. Đăng ký trực tuyến thành lập hộ kinh doanh

   Bước 1: Người nộp hồ sơ thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua cổng dịch vụ công của UBND quận, huyện nơi đăng ký hộ kinh doanh.

   Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và giải quyết

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 3 ngày làm việc sẽ gửi giấy biên nhận hồ sơ hợp lệ cho người nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ thiếu sót thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo yêu cầu người nộp bổ sung

   Bước 3: Hộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Bộ phận tiếp nhận và nhận kết quả

  • Hồ sơ bao gồm các giấy tờ như quy định trên kèm giấy biên nhận hồ sơ hợp lệ
  • Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu với hồ sơ đăng ký qua mạng
  • Yêu cầu nộp phí (nếu có)
  • Trả kết quả cho người nộp hồ sơ: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

   Bước 4: Kê khai đăng ký thuế 

5. Thời gian đăng ký hộ kinh doanh và chi phí

  • Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Chi phí đăng ký hộ kinh doanh từng tỉnh có mức thu cụ thể. Ví dụ ở Hà Nội là 100.000 đồng, Lạng Sơn là 50.000 đồng,…

NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO BẠN VỀ HỘ KINH DOANH:

  • Tư vấn đặt tên hộ kinh doanh
  • Tư vấn điền ngành nghề hộ kinh doanh phù hợp
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ, giấy tờ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
  • Tư vấn chi phí thành lập hộ kinh doanh
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh như:Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,…
  • Tư vấn kê khai thuế thành lập hộ kinh doanh
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh với thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý nhất
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục kê khai thuế tại Cơ quan thuế
  • Trả kết quả cho khách hàng đúng thời gian và địa điểm khách hàng yêu cầu

TRUST BRIDGE LEGAL –  TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?

   Trust Bridge Legal có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh đăng ký kinh doanh.

      Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc thực hiện các thủ tục về hộ kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề về: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh,thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, tạm ngừng hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh một cách nhanh chóng nhất.

TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA Trust Bridge Legal:

– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.

– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.

Bài viết cùng chuyên mục:

Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý về hộ kinh doanh, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Website: Tuvanphapluat24h.com

Email: trustbridglegal@gmail.com

Hotline: 092 18 03 000

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *