Những điểm mới của BLLĐ 2019 về cho thuê lại lao động

cho Thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động

thue lai lao dong

Theo quy định của pháp luật lao động “Cho thuê lại lao động” là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Những điểm mới của Bộ Luật lao động 2019 về cho thuê lại lao động và bình luận

Xuất phát từ tính chất phức tạp của quan hệ lao động, quan hệ cho thuê lại lao động thêm phức tạp hơn khi người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động ban đầu. Do đó, nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thứ nhất, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

Tại Khoản 2, Điều 55 của Bộ luật lao động  ghi nhận về thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Như vậy, khi hết thời hạn cho thuê, doanh nghiệp không được phép cho thuê lại chính lao động vừa hết hợp đồng đó.Quy định này nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đi nghĩa vụ công dân hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.Ngoài ra, cho thuê lại lao động còn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Thứ hai, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Bộ luật lao động năm 2019 thì bên thuê lại lao động được sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:

So với quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 thì đây là quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019.

Quy định mới này sẽ khắc phục được tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng việc cho thuê lại lao động để thực hiện những công việc mang tính chất lâu dài. Chỉ khi nào nhằm mục đích giải quyết tính thiếu hụt lao động tạm thời thì người sử dụng lao động mới được quyền sử dụng lao động thuê lại.

thue lai lao dong

Thứ ba, bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

  • Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
  • Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
  • Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Như vậy, so với quy định của Bộ luật năm 2012 thì đây là quy định mới với những tác động tích cực như: đảm bảo quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động của người lao động được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi về việc làm cho người lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền của người lao động thuê lại khi không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thứ tư, bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;

Theo Khoản 4 Điều 53 Bộ luật lao động năm 2019 thì bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác. So với Bộ luật lao động năm 2012 thì đây là quy định mới của bộ luật lao động năm 2019. Việc quy định như thế này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động để thực hiện hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Thứ năm, không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 53 Bộ luật lao động năm 2019 thì bên thuê lại lao động không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có giấy phép cho thuê lại lao động.

So với Bộ luật lao động năm 2012 thì đây là quy định mới của Bộ luật năm 2019. Với quy định này sẽ đảm bảo được các yếu tố sau:

– Tuận thủ quy định doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động chỉ được thực hiện khi có giấy phép hoạt động thuê lại lao động.

– Đảm bảo chất lượng nguồn lao động cho người sử dụng lao động.

– Tránh trường hợp lợi dụng việc cho thuê lại lao động để thực hiện hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

thue lai lao dong

Nhìn chung các điều khoản chủ yếu được quy định trong hợp đồng cho thuê lại lao động đều được kế thừa từ Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, điều khoản về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được thêm vào nhằm gia tăng trách nhiệm cho bên thuê lại lao động đối với người lao động làm việc trực tiếp với họ. Điều này sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mọi thắc mắc gửi về: https://tuvanphapluat24h.com/

Facebook: Tư vấn pháp luật 24h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *