Các vấn đề pháp lý về nghỉ việc

Tình huống thực tế về nghỉ việc và các vấn đề khi nghỉ việc

nghi viec

Kính gửi cộng đồng dân Luật và các Luật sư,

Tôi có 1 vấn đề liên quan đến hình thức nghỉ việc cần nhờ các chuyên gia giúp đỡ ạ:

1. Tôi là Lao động hợp đồng không xác định thời hạn, hiện tại vẫn đang làm việc tại 1 cơ quan của nhà nước về lĩnh vực dự án ODA. Tôi chính thức làm việc tại đơn vị từ ngày 1/3/2011 đến hôm nay là ngày 21/3/2018 và được đóng bảo hiểm đầy đủ. Nay do nhu cầu muốn tìm 1 công việc mới tốt hơn nên tôi đang có ý định xin thôi việc tại Dự án. Mức lương tôi đang nhận hiện tại (đã trừ tất cả các khoản đóng hàng tháng theo nghĩa vụ) theo hệ số là 1,3 triệu * 2,67 * 2 – phí đóng theo nghĩa vụ = 6,5 triệu. Mức nhân đôi là do tôi làm bên Dự án nên được ăn thêm 1 lương của Dự án hỗ trợ. Tôi có ý định viết đơn xin thôi việc vào ngày 2/4/2018 (vì 1/4 vào chủ nhật), theo quy định của Pháp luật phải thông báo trước 45 ngày thì trong đơn của tôi phải ghi là bắt đầu nghỉ từ ngày nào mới đúng quy định (tính từ ngày viết đơn là ngày 2/4), và 45 ngày này có tính các ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ hay không?

2. Sau 45 ngày kể từ ngày xin nghỉ việc, đến ngày thứ 46 thì tôi không đến Dự án nữa, tôi sẽ được thanh toán các khoản trợ cấp cụ thể như thế nào (trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH) và được nhận trong thời gian bao lâu, nếu được xin nhờ các chuyên gia cách tính cụ thể các mức trợ cấp như trên đối với mức lương tôi đang thực nhận ạ?

3. Trợ cấp thôi việc của tôi thì được tính như thế nào và sau bao lâu từ khi chấm dứt HĐLĐ, tôi sẽ được nhận khoản trợ cấp này?

4. Ví dụ: Ngày 1/4/2018, tôi viết đơn xin nghỉ việc bắt đầu từ ngày 20/5/2018 (theo đúng quy định là tối thiểu 45 ngày), đến ngày 21/5/2018 tôi hoàn toàn có quyền đi làm ở cơ quan mới. Tuy nhiên, bảo hiểm thất nghiệp có quy định là trong thời hạn 3 tháng phải đi đăng ký ở các trung tâm để được hưởng bảo hiểm này. Vậy tôi thắc mắc là nếu tôi đã tìm được công việc mới trong vòng 3 tháng sau khi nghỉ việc thì tôi có còn được nhận khoản bảo hiểm thất nghiệp này nữa không. Nếu không nhận được thì khi tôi đi làm ở cơ quan mới, sau này bảo hiểm thất nghiệp của tôi có được cộng dồn hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn của luật sư về vấn đề nghỉ việc

Căn cú pháp lý

Bộ luật lao động 2012

Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH

Nghị định số 44/2003/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo đó, khi hết thời hạn báo trước bạn sẽ có quyền nghỉ việc. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37. Bộ luật lao động 2012 thì:

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

45 ngày ở đây được hiểu là 45 ngày thường theo lịch không phải là 45 ngày làm việc, khác với thời hạn báo trước đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ là 3 ngày làm việc (đã được nêu rõ tại điểm b khoản 2 Điều 37

Trước đây theo quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì: Số ngày báo trước là ngày làm việc.

Tuy nhiên kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013 Thông tư này đã hết hiệu lực thi hành và Thông tư mới được ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH cũng không còn quy định số ngày báo trước là ngày làm việc.

Như vậy ta chỉ hiểu đơn thuần nếu luật chỉ quy định là 45 ngày thì đó là 45 ngày thường khác với ngày làm việc.

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật bạn sẽ được hưởng chế độ về trợ cấp thôi việc do công ty chi trả và trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề

Điều 49. Điều kiện hưởng – Luật việc làm 2013 quy định như sau:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

…”

– Về thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp: Trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt HĐLĐ , bạn nộp 1 bộ hồ sơ gồm: đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm đã chốt đến Trung tâm giới thiệu việc làm nơi bạn cư trú. Nếu quá thời hạn này bạn sẽ không đáp ứng được điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:  Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 60% trung bình tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc.

– Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm 7 tháng theo đó thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 5 tháng.

Trợ cấp thôi việc được tính căn cứ theo điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về trợ cấp thôi việc :

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

  1. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

  2. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Dựa trên căn cứ tại khoản 2 điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty có có nghĩa vụ thanh toán trợ cấp thôi việc và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời hạn 07 ngày làm việc, trong trường hợp đặc biệt khó khăn có thể kéo dài nhưng  không quá 30 ngày.

 

Sau khi bạn chấm dứt HĐLĐ với công ty cũ, điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp căn cứ tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về Điều kiện để người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

  1. a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
  2. b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  3. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
  4. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
  5. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

….

Do đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải có đầy đủ các yếu tố: đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong thời hạn 24 tháng làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa có việc làm, đã gửi hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Yếu tố chưa có việc làm được xác định: Chưa tham gia ký kết bất kỳ hợp đồng lao động nào dưới bất kỳ hình thức nào, không có thu nhập, không xác lập quan hệ lao động với bất kỳ chủ thể nào và hàng tháng vẫn thông báo về tình trạng không tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Với trường hợp của bạn, về yếu tố thời gian đóng bạn chưa cung cấp nhưng nếu bạn thỏa mãn điều kiện đóng từ đủ 12 tháng nhưng ngay sau khi bạn nghỉ việc ở nơi làm việc cũ và sau đó bạn làm luôn một công viêc mới, thì bạn sẽ không được chi trả trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm ở nơi làm việc cũ sẽ được cộng dồn khi bạn đi làm ở cơ quan mới cùng với các chế độ Bảo hiễm khác.

Trên đây là tư vấn của luật sư! Mọi thắc mắc xin gửi về tuvanphapluat24h.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *