Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2020

Contents

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ nhãn hiệu thì các dấu hiệu đó phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Mặt khác, phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đầu tư vào các tài sản trí tuệ đang được các chủ thể kinh doanh chú trọng. Nhãn hiệu cũng là một tài sản trí tuệ và đang được rất nhiều người chú ý để đăng ký bảo hộ. Dưới đây, Tuvanphapluat24h xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2020.

Đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý về đăng ký nhãn hiệu:

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, bổ sung năm 2009
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP
  • Thông tư 263/2016/TT-BTC về thu phí sở hữu công nghiệp

1. Tầm quan trọng của nhãn hiệu trên thị trường hiện nay

     Thứ nhất: Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng có thể xác định được một sản phẩm của một công ty nhằm phân biệt nó với các sản phẩm,dịch vụ giống hoặc tương tự của công ty khác.

     Thứ hai: Nhãn hiệu giúp công ty có thể phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ.

     Thứ ba: Nhãn hiệu là công cụ tiếp thị và cơ sở để xây dựng hình ảnh và danh tiếng công ty.

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng sản phẩm tạo niềm tin,làm cơ sở để hình thành những khách hàng trung thành và nâng cao danh tiếng của công ty. Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định,dựa trên một số sản phẩm chất hoặc đặc điểm, mà họ mong muốn, của sản phẩm mang những nhãn hiệu đó.

     Thứ tư: Nhãn hiệu có thể chuyển giao và mang lại một nguồn thu nhập trực tiếp từ hoạt động chuyển giao này

     Thứ năm: Nhãn hiệu là một phần quan trọng trong các thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh

Nhãn hiệu là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết các công ty. Đối với một số công ty,nhãn hiệu có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Giá trị ước tính của một số nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nhất thế giới như Coca-Cola hoặc IBM đều vượt quá 50 tỷ đô. Lý do là khách hàng đánh giá cao nhãn hiệu,danh tiếng,hình ảnh hoặc một số phẩm chất của nó,họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó và sẵn sàng trả nhiều tiên hơn để mua sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ thừa nhẫn và đáp ứng kì vọng của họ. Bởi thế,sở hữu một nhãn hiệu với một hình ảnh và một danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ.

      Thứ sáu: Nhãn hiệu khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm

Việc đăng kí nhãn hiệu giúp cho công ty của bạn độc quyền ngăn chặn người khác đưa sản phẩm giống hoặc tương tự mang nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm của công ty bạn. Đồng thời nếu công ty bạn không đăng kí nhãn hiệu thì các công ty đối thủ có thể thoải mái sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho nhãn hiệu mang các sản phẩm của công ty bạn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công ty của bạn do người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm của công ty đối thủ và lầm tưởng đó là sản phẩm của công ty bạn. Nếu sản phẩm kém chất lượng thì họ sẽ quy cho lỗi của công ty bạn, từ đó hạ thấp uy tín của công ty trong con mắt của khách hàng. Do đó nó không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và hình ảnh công ty. Biết rõ sự quan trọng đó mà công ty sẽ phải luôn đảm bảo rằng nhãn hiệu đó được đăng kí tại các thị trường liên quan.

2. Làm thế nào để đăng ký nhãn hiệu?

Để đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải thiết kế nhãn hiệu và thực hiện các thủ tục để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền.

2.1. Thiết kế nhãn hiệu

    Việc thiết kế nhãn hiệu là công việc đầu tiên mà người muốn đăng ký nhãn hiệu phải thực hiện. Thông thường, người có dự định sẽ lên ý tưởng và cần sự hỗ trợ của những chuyên gia thiết kế, hoặc cũng có thể bản thân họ tự làm để lựa chọn mẫu nhãn hiệu ưng ý. Nhãn hiệu thường có các dạng phổ biến sau:

  • Dạng nhãn hiệu chữ: Là các chữ cái có nghĩa hoặc không có nghĩa trong tiếng việt, tiếng anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Các chữ cái có thể được viết theo kiểu bình thường hoặc cách điệu hóa.
  • Dạng nhãn hiệu hình: Là các hình vẽ, hình ảnh, hình không gian ba chiều với màu sắc, khung hình đa dạng, linh hoạt.
  • Dạng nhãn hiệu kết hợp: Là sự kết hợp các một hoặc tất cả các yếu tố của nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu hình với nhau.

Sau khi thiết kế xong nhãn hiệu thì người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tiến hành tra cứu nhãn hiệu và chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

2.2. Tra cứu nhãn hiệu

–  Tra cứu mẫu nhãn hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ của pháp luật không

–  Tra cứu mẫu nhãn hiệu có đang xâm phạm quyền với nhãn hiệu khác đã được đăng ký và bảo hộ không

2.3. Chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ và các giấy tờ cần có gồm:

–  02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

–  05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

–  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

–  Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

   –  Các tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

2.4. Nộp hồ sơ và nộp phí

Việc nộp hồ sơ và nộp phí được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền gồm Cục Sở hữu trí tuệ và các chi nhánh tại TP Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

2.5. Nộp các phí và lệ phí còn lại khi được thông báo và xử lý các vấn đề phát sinh

– Các khoản phí được nộp sau khi có thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ khi ra quyết định thông báo dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và yêu cầu nộp phí.

Xử lý và giải quyết trong những tình huống cụ thể phát sinh

  • Sửa chữa, bổ sung thiếu sót đơn
  • Tranh chấp với bên thứ ba
  • Khiếu nại, khởi kiện

Đăng ký nhãn hiệu

3. Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Thực tế không có chi phí cố định cho tất cả các nhãn hiệu do mỗi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ cho những nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau với số lượng khác nhau. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể khác mà chi phí đăng ký nhãn hiệu có thể thay đổi. Về cơ bản, chỉ có quy định về mức chi phí chung khi đăng ký nhãn hiệu, cụ thể như sau:

– Chi phí khi nộp đơn:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
  • Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

– Các khoản chi phí còn lại sẽ được thông báo cụ thể khi đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ sau giai đoạn thẩm định nội dung và có quyết định thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ.

4. Khó khăn, vướng mắc khi đăng ký nhãn hiệu là gì?

   Thứ nhất: Thiết kế nhãn hiệu

Việc thiết kế nhãn hiệu phải xuất phát từ những ý tưởng độc đáo,mới lạ và có ý nghĩa, có sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ. Tiếp đó đòi hỏi kĩ năng thiết kế, sáng tạo trong cách trình bày. Đặc biệt là việc thiết kế nhãn hiệu sao để đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định. Trong khi đó, người có nhu cầu nộp đơn lại thường hạn chế về kĩ năng thiết kế, không xác định được cụ thể với nhãn hiệu của mình đã đáp ứng điều kiện hay chưa?

   Thứ hai: Tra cứu nhãn hiệu

Người nộp đơn sẽ dùng các công cụ và thực hiện các thao tác tra cứu qua bảng phân loại Viên, Nice, Trang tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Wipo. Tuy nhiên, sẽ thật không dễ dàng để sử dụng các công cụ này bởi đòi hỏi phải nắm vững các kiến thức cũng như kĩ năng sử dụng. Do đó, nếu tự tra cứu, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và có khi không đạt kết quả.

   Thứ ba: Việc điền thông tin vào Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Việc điền thông tin vào tờ khai thường phát sinh một số vấn đề dẫn đến việc nộp đơn gặp trở ngại, phải sửa chữa nhiều lần như:

  • Mẫu nhãn hiệu được in như thế nào?
  • Mẫu nhãn hiệu được trình bày trong tờ khai theo kích cỡ nào? Số lượng là bao nhiêu?
  • Thông tin người nộp đơn thế nào để đúng quy định?
  • Điền danh mục hàng hóa, dịch vụ trong Bảng danh mục và phân nhóm nhóm hàng hóa,dịch vụ trong tờ khai sao để chính xác tuyệt đối?
  • Làm sao để được bảo hộ nhiều hàng hóa, dịch vụ nhất với chi phí hợp lý nhất?

   Thứ tư: Xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu cụ thể là bao nhiêu?

Nếu chỉ dựa trên những tài liệu, thông tin chung chung thì bạn sẽ rất khó xác định chi phí cụ thể cho việc đăng ký nhãn hiệu. Việc không xác định được chi phí cụ thể có thể ảnh hưởng tới việc chuẩn bị số tiền cần có để đăng ký nhãn hiệu, mặt khác có thể đưa bạn vào những tình huống khó khăn khác phát sinh.

Thứ năm: Thực hiện nộp hồ sơ và giải quyết các vấn đề khác có liên quan

Để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì người có nhu cầu phải nộp hồ sơ đăng ký, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu nhưng bận công việc riêng, hay địa chỉ không thuận tiện với việc nộp hồ sơ đăng ký, hoặc không nắm bắt được thủ tục. Ngoài ra, khi đơn đăng ký nhãn hiệu gặp thiếu sót cần bổ sung, cần sửa chữa, hay khi bị từ chối chấp nhận đơn, hoặc có phát sinh tranh chấp với bên thứ ba thì rất nhiều người sẽ loay hoay và lo lắng vì không biết cách xử lý.

5. Những công việc mà chúng tôi có thể tư vấn và giải quyết khi đăng ký nhãn hiệu?

  • Tư vấn thiết kế và thiết kế nhãn hiệu
  • Tư vấn tài liệu, hồ sơ cần có cho việc đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn chi phí đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc khi đơn đăng ký nhãn hiệu có sai sót, bổ sung hoặc bị từ chối
  • Soạn thảo hồ sơ cho khách hàng
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu
  • Ngoài ra, chúng tôi cũng tư vấn các vấn đề khác về nhãn hiệu như thủ tục gia hạn hiệu lực nhãn hiệu, thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn,…..

TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H –  TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

Tại sao nên chọn Tư vấn pháp luật 24h đồng hành cùng bạn?

Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc thực hiện các thủ tục pháp lý về doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về: Thiết kế nhãn hiệu, Đăng ký nhãn hiệu, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.

TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:

– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.

– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.

Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Website: Tuvanphapluat24h.com

Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com

 

1 những suy nghĩ trên “Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2020

  1. Pingback: Nhãn hiệu đối chứng là gì? - Tư vấn pháp luật 24h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *