Contents
CÁCH GIẢI QUYẾT KHI NHÃN HIỆU BỊ XÂM PHẠM
Trong thời gian gần đây, việc nhãn hiệu bị xâm phạm đã trở lên vô cùng phổ biến. Hậu quả của hành vi này đó là gây ra các thiệt to lớn về uy tín cũng như cả về kinh tế cho chủ sở hữu. Vậy khi đứng trước những hành vi như vậy, các chủ sở hữu nhãn hiệu có thể làm gì để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình? Dưới đây, tuvanphapluat24h xin gửi tới bạn đọc những thông tin mới nhất về vấn đề trên.
Cơ sở pháp lý để giải quyết khi nhãn hiệu bị xâm phạm
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Ngày nay, chủ thể có nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền nhãn hiệu của mình:
- Thứ nhất, áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ hai, yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Thứ ba, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ tư, khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Áp dụng biện pháp công nghệ ngăn ngừa hành vi xâm phạm nhãn hiệu
– Bao gồm những giải pháp cụ thể nào?
- Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về nhãn hiệu lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm
- Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Thực hiện bằng cách nào?
- Thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Thông báo gồm các nội dung:
- Chỉ dẫn về căn cứ phát sinh
- Văn bằng bảo hộ
- Phạm vi, thời hạn bảo hộ
- Ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi nhãn hiệu bị xâm phạm
Phải có đơn yêu cầu xử lý khi nhận thấy nhãn hiệu bị xâm phạm
Theo đó, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm thì cần phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
- Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
- Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có).
Phải chứng minh được có hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông qua các tài liệu, chứng cứ kèm theo
- Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền với nhãn hiệu. Cụ thể chứng cứ ở đây là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
- Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
- Các Tài liệu, hiện vật trên phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
- Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.
- Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo ủy quyền thì phải kèm theo giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền
Trên thực tế, đây được coi là biện pháp có tính răn đe và mạnh mẽ nhất đối với các chủ thể có hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu và các chủ thể có dự định xâm phạm. Theo đó, chủ thể có nhãn hiệu bị xâm phạm có thể thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu,chứng cứ. Thông thường, Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú hoặc đặt trụ sở chính sẽ có thẩm quyền tiếp nhận.
- Đặc biệt chuẩn bị tài liệu và các căn cứ để việc giải quyết tranh chấp tại Tòa để đảm bảo khả năng chiến thắng.
- Tài liệu chứng cứ chuẩn bị : dựa vào phần xác định thiệt hại khi bị xâm phạm nhãn hiệu đã nêu ở trên.
Mặc dù mang nhiều ưu điểm tuy nhiên biện pháp này cũng vấp phải một số nhược điểm như: Thời gian giải quyết diễn ra lâu, gây ảnh hưởng tới công việc của chủ sở hữu nhãn hiệu,…
TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H – TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.
TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?
Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh đăng ký kinh doanh.
Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc thực hiện cách giải quyết khi bị xâm phạm nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.
TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:
– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.
– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Cách đặt tên doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật?
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội.
Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục giải quyết khi bị xâm phạm nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: Tuvanphapluat24h.com
Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com
Hotline: 0346048616
Pingback: Thông tư 263/2016/TT-BTC thu phí SHCN - Tư vấn pháp luật 24h