Xây nhà ở trên đất nông nghiệp bị xử phạt ra sao?

Tự ý xây nhà ở trên đất trồng lúa

Cùng với sự phát triển, gia tăng mạnh mẽ về dân số, nhu cầu về đất đai, nhà ở của người dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, người dân lại mắc phải rất nhiều những sai phạm. Điển hình cho những sai phạm trên là việc người dân tự ý xây nhà ở trên đất nông nghiệp. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến tại nhiều địa phương hiện nay, do quá trình quản lý đất đai của cơ quan nhà nước còn chưa kĩ lưỡng.

Tình huống: Chào Luật sư, tôi có một số câu hỏi mong Luật sư giải đáp. Tôi hiện đang sống tại một vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi có một thửa ruộng trồng lúa tuy nhiên đã lâu không canh tác, khoảng 3 năm trở lại đây. Hiện tại tôi muốn đổ thêm đất đỏ vào thửa ruộng trên để tạo mặt bằng phục vụ mục đích xây nhà ở. Tôi có được phép tiến hành hoạt động trên hay không? Trong trường hợp tôi xây nhà ở trên thửa ruộng kia mà không báo với cơ quan nhà nước thì có bị xử phạt hay không?

Câu hỏi của chị Linh –  Vĩnh Phúc

Contents

Cảm ơn Chị đã gửi câu hỏi về Tuvanphapluat24h. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn cho chị với những nội dung chính sau:

  1. Có được tự ý san lấp mặt bằng để xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hay không?
  2. Tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hiện nay bị xử phạt ra sao?
  3. Chị cần làm gì để có thể xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đất đai
xây nhà ở trên đất trồng lúa
Tự ý xây nhà ở trên đất trồng lúa có bị xử phạt hay không

1.Có được tự ý san lấp mặt bằng để xây nhà ở trên đất nông nghiệp hay không?

Ngày nay, dựa theo tính chất, mục đích sử dụng đất mà nhà nước ta phân chia đất đai thành hai nhóm chính bao gồm: Nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp.

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất như:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • …………….

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • …………..

Theo quy định của pháp luật đất đai, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp thì bắt buộc cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Về nguyên tắc, người dân được phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu điều đó phù hợp với kế hoạch; quy hoạch sử dụng đất của nhà nước. Đối với trường hợp của chị, hiện nay chị đang muốn san lấp mặt bằng để xây nhà ở trên đất nông nghiệp (đất trồng lúa) – thực chất là chuyển mục đích sử dụng từ canh tác sang để ở thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp chị tự ý xây nhà ở trên đất nông nghiệp mà không xin phép; Chị có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp
Chế tài xử phạt khi tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp

2. Tự ý xây nhà ở trên đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Ngày nay, nhà nước ta đặc biệt nghiêm cấm các hành vi sử dụng đất sai mục đích đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng. Trên thực tế, đối với mỗi loại đất nông nghiệp mà người sử dụng đất sử dụng sai mục đích thì lại có những chế tài khác nhau.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì hình thức; và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  • Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng; khi diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Trong trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất tại khu vực đô thị thì mức xử phạt được tính bằng hai (02) lần mức xử phạt tại nông thôn.

Bên cạnh hình phạt chính, người vi phạm có thể còn phải thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có),..

3. Chị cần làm gì để có thể xây nhà ở trên đất nông nghiệp

Như chúng tôi đã nêu ở phần trước, hiện nay chuyển mục đích sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người dân được pháp luật đất đai thừa nhận. Tuy nhiên, do đất đai là một đối tượng đặc biệt nên việc chuyển mục đích sử dụng đất cần phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định, chứ không thể tùy tiện.

Theo đó để xây nhà ở trên đất nông nghiệp một cách hợp pháp, Chị cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên Chị cần lưu ý rằng: Không phải cứ nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là sẽ được chuyển mục đích sử dụng theo ý muốn.

Trên thực tế, cơ quan nhà nước sẽ xem xét một số cơ sở như: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; nhu cầu sử dụng đất thể hiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để quyết định có cho phép việc chuyển mục đích sử dụng hay không.

Tuvanphapluat24h – Tự hào là người đồng hành với quý bạn đọc trên con đường giải quyết những vấn đề pháp lý.‎

Trên đây là nội dung tư vấn của Tuvanphapluat24h. Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Website: Tuvanphapluat24h.com

Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com

 

2 những suy nghĩ trên “Xây nhà ở trên đất nông nghiệp bị xử phạt ra sao?

  1. Pingback: Bồi thường về đất khi thu hồi đất ở? - Tư vấn pháp luật 24h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *