Contents
HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU
Nhãn hiệu ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu để cá nhân,tổ chức định vị vị trí của mình trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, cũng bởi vì tầm quan trọng của nhãn hiệu mà có không ít kẻ muốn lợi dụng để chuộc lợi thông qua việc sử dụng không xin phép, sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký và có tầm ảnh hưởng trên thị trường. Vậy thì làm thế nào để xác định một hành vi như thế nào thì được coi là xâm phạm nhãn hiệu?
Dưới đây, Tuvanphapluat24h xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về cách xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Thế nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (gọi tắt là hành vi xâm phạm nhãn hiệu):
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu quy định khi có đủ các căn cứ sau đây:
Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi nhãn hiệu đang được bảo hộ
“Đối tượng bị xem xét” là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không.
Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
Dấu hiệu bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi và chỉ khi có đủ 2 điều kiện:
+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ.
- Trùng: Khi có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc)
- Tương tự gây nhầm lẫn: Khi có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền nhãn hiệu và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
- Người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép là người được thừa kế, được chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu theo quy định.
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ là quyền được xác lập dựa theo lãnh thổ. Hiện nay đối với một số hành vi xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam.
Xem thêm: Làm thế nào để xác định thiệt hại khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Xử lý ra sao khi chưa đủ căn cứ với hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Nếu không có đủ căn cứ kết luận là yếu tố xâm phạm quyền nhãn hiệu thì có cách xử lý khác không?
==> Có thể đưa về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
– Áp dụng trong trường hợp nào?
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Biện pháp áp dụng với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
+ Cụ thể mức phạt bao gồm?
Người thực hiện hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu có thể bị:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người xâm phạm quyền nhãn hiệu còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
- Ngoài các hình thức xử phạt trên, người xâm phạm nhãn hiệu còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền nhãn hiệu.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền nhãn hiệu hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng ha giả mạo về nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.
- Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI XÁC ĐỊNH HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU
- Thứ nhất, khó xác định hành vi bị xem xét thuộc vào trường hợp nào của hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ hai, khó xác định được căn cứ để đối chiếu với hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ ba, gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ tư, không xác định được cụ thể thiệt hại và mức bồi thường đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu
- Thứ năm, gặp vướng mắc trong việc xử lý bên có hành vi xâm phạm nhãn hiệu,…
NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO BẠN ĐỌC
Tư vấn xác định hành vi xem xét có phải là hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Tư vấn phương án áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Tư vấn xác định và tính toán thiệt hại để làm căn cứ bồi thường do hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Soạn thảo hồ sơ, đơn từ để yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Thay mặt khách hàng xử lý, giải quyết hành vi xâm phạm nhãn hiệu
TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H – TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.
TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?
Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc cách xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.
TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:
– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.
– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Thủ tục mua bán nhãn hiệu năm 2021
- Phải làm sao khi nhãn hiệu bị xâm phạm?
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Website: Tuvanphapluat24h.com
Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com
Hotline: 0346048616