Thủ tục mua bán nhãn hiệu năm 2021

mua bán nhãn hiệu

Contents

MUA BÁN NHÃN HIỆU

    Hiện nay, nhãn hiệu đang là một phần rất quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh. Bên cạnh những vai trò và lợi ích về phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức cung cấp so với chủ thể khác thì nhãn hiệu còn có giá trị rất lớn về kinh tế. Để đạt được giá trị kinh tế của nhãn hiệu, thông thường chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện việc cho thuê nhãn hiệu, hay việc bán nhãn hiệu ….

     Trong phạm vi bài viết này, Tuvanphapluat24h.com xin đề cập rõ nét hơn về vấn đề mua bán nhãn hiệu cho quý bạn đọc như sau:

Căn cứ pháp lý:

Mua bán nhãn hiệu và lợi ích của mua bán nhãn hiệu

    Mua bán nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho cho chủ thể khác. Dưới góc độ pháp lý, mua bán nhãn hiệu còn được gọi và quy định là chuyển nhượng nhãn hiệu. Theo đó:

  • Bên chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ tiến hành chuyển giao các quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng để nhận một khoản tiền (hoặc cũng có thể là lợi ích khác).
  • Bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu thừa hưởng quyền sở hữu nhãn hiệu và có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền (hoặc lợi ích) cho cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận. 

mua bán nhãn hiệu

   Việc mua bán nhãn hiệu giúp các bên đạt được những lợi ích sau:

  • Giúp bên không có nhu cầu sử dụng, khai thác nhãn hiệu có thể chấm dứt quyền sở hữu của mình với nhãn hiệu.
  • Giúp bên muốn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu không phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
  • Giúp bên chuyển nhượng nhãn hiệu có thể có một khoản thu từ việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
  • Giúp bên nhận chuyển nhượng giảm thiểu chi phí, thời gian thực hiện các thủ tục để đăng ký một nhãn hiệu mới. 
  • Giúp bên nhận chuyển nhượng nhãn hiệu có thể khai thác các lợi ích, lợi thế của nhãn hiệu do quá trình sử dụng của bên chuyển nhượng nhãn hiệu

Những lưu ý khi mua bán nhãn hiệu

  • Việc mua bán nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức là hợp đồng bằng văn bản
  • Việc mua bán nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Trình tự, thủ tục mua bán nhãn hiệu

    Mua bán nhãn hiệu mang bản chất là một giao dịch dân sự, trong đó chú trọng sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, do thuộc sự điều chỉnh của pháp luật Sở hữu trí tuệ nên việc mua bán này có nét riêng đặc thù. Theo đó, việc mua bán nhãn hiệu được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

 Bước 1: Các bên thỏa thuận và kí kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

  Việc thỏa thuận và kí kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu mang bản chất là giao dịch dân sự dưới dạng là hợp đồng. Do đó, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại BLDS năm 2015. Mặt khác, Pháp luật sở hữu trí tuệ cũng đặt ra điều kiện về nội dung hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

Điều 140. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

2. Căn cứ chuyển nhượng.

3. Giá chuyển nhượng.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

     Các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật. Khác với các hợp đồng thông thường thì Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

    –   Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng nhãn hiệu gồm:

      + Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007);

      + Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

      + Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)

      + Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu, nếu quyền nhãn hiệu tương ứng thuộc sở hữu chung;

      + Trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì phải có thêm:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 Luật SHTT;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại Khoản 3, Khoản Điều 87 của Luật SHTT:
  •   Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  •    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
  •   Tài liệu khác (nếu cần).

    –   Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tờ khai không hợp lệ;
  • Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;
  • Giấy ủy quyền không hợp lệ;
  • Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;
  • Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao, giấy ủy quyền, tờ khai; tên, địa chỉ của bên được chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với tên, địa chỉ ghi trong giấy ủy quyền, tờ khai;
  • Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;
  • Bên chuyển nhượng không phải là chủ văn bằng bảo hộ;
  • Nhãn hiệu không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;
  • Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định tại điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu 
  • Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng nhãn hiệu xâm phạm quyền nhãn hiệu của bên thứ ba.

mua bán nhãn hiệu

 Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ giải quyết và thông báo kết quả

   Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu đầy đủ và hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

  • Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu 
  • Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
  • Ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
  • Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu và đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

    Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

  • Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
  • Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Chi phí mua bán nhãn hiệu là bao nhiêu?

   Chi phí mua bán nhãn hiệu bao gồm khoản chi phí mà bên mua phải trả cho bên bán nhãn hiệu và chi phí thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Về chi phí đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu: 230.000 đồng/ Văn bằng bảo hộ
  • Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
  • Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu: 120.000 đồng/đơn
  • Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu: 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
  • Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ.

NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI THỰC HIỆN MUA BÁN NHÃN HIỆU

  • Thứ nhất, không nắm bắt được điều kiện và các hạn chế của mua bán nhãn hiệu
  • Thứ hai, không nắm rõ quy trình, thủ tục mua bán nhãn hiệu
  • Thứ ba, soạn hợp đồng mua bán nhãn hiệu không đúng chuẩn
  • Thứ tư, không xác định được thời gian, chi phí thực hiện mua bán nhãn hiệu
  • Thứ năm, không nắm bắt được quy định về đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền

NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H CÓ THỂ HỖ TRỢ CHO BẠN ĐỌC

  Tư vấn điều kiện mua bán nhãn hiệu

  Tư vấn hồ sơ, chi phí, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

  Tư vấn soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

  Trực tiếp soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho khách hàng

  Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền

   Bên cạnh đó, Tuvanphapluat.com cũng thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến nhãn hiệu cho quý khách hàng có nhu cầu như:

  • Thiết kế Logo, bộ nhận diện thương hiệu
  • Tư vấn ý nghĩa, cơ chế đăng ký bảo hộ Logo
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ, giấy tờ đăng ký bảo hộ Logo đầy đủ, đúng chuẩn mẫu theo quy định.
  • Trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ Logo cho khách hàng
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ Logo tại các cơ quan có thẩm quyền.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H –  TỰ HÀO LÀ NGƯỜI ĐỒNG HÀNH VỚI QUÝ BẠN ĐỌC TRÊN CON ĐƯỜNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ.

TẠI SAO NÊN CHỌN TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN?

Tư vấn pháp luật 24h có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Với mong muốn tối đa hóa lợi ích của bạn đọc, tối ưu hóa thời gian và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn pháp luật 24h chuyên hỗ trợ bạn đọc thực hiện các thủ tục pháp lý về nhãn hiệu, đặc biệt là các vấn đề về: Mua bán nhãn hiệu một cách nhanh chóng nhất.

TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24H:

– Luôn đặt lợi ích của bạn đọc lên hàng đầu.

– Luôn đồng hành và chịu trách nhiệm cao; luôn tiên phong trong cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất.

Bài viết cùng chuyên mục:

Trong trường hợp bạn đọc cần được giải đáp cũng như hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Website: Tuvanphapluat24h.com

Email: Tuvanphapluat.24h.vn@gmail.com hoặc Tuvanphapluat24h168@gmail.com

Hotline: 0346048616

1 những suy nghĩ trên “Thủ tục mua bán nhãn hiệu năm 2021

  1. Pingback: Quyền liên quan là gì? - Tư vấn pháp luật 24h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *